đăng ký 4g viettel

BỘ ĐIỀU KHIỂN LUÂN PHIÊN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (AC01)

BỘ ĐIỀU KHIỂN LUÂN PHIÊN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (AC01)

(Giao tiếp với máy tính gửi các thông tin về tình trạng hoạt động của từng máy ĐHKK)

 

1. Logic hoạt động chính

 

so do

Hình 1 – Logic hoạt động của bộ điều khiển luân phiên 

 

Khi máy A hoạt động, máy B nghỉ và ngược lại. Tuỳ thuộc vào giá trị của Ton và Toff (do người vận hành tự thiết lập), hệ thống có thể có (nếu Toverlap > 0) hoặc không (nếu Toverlap ≤ 0) sự hoạt động đồng thời của máy A và máy B.

Ta có:                                           Tcycle = Ton + Toff

Do tính đối xứng, ta cũng có: Toverlap = (Ton – Toff)/2

Nếu Toverlap = 0, máy B sẽ được khởi động đúng vào thời điểm máy A dừng và ngược lại. Nếu Toverlap < 0, sẽ có một khoảng thời gian mà cả 2 máy A và B cùng nghỉ.

2. Sơ đồ khối

so do

Hình 2 – Sơ đồ khối bộ điều khiển luân phiên 2 máy ĐHKK

Trung tâm của bộ điều khiển là chip vi điều khiển lập trình được (Programmable MCU chip) với các chức năng: tạo logic hoạt động của 2 máy A, B như thiết kế; điều khiển LCD hiển thị trạng thái hoạt động của từng máy A, B và các tham số thiết lập; điều khiển các rơ-le bật/tắt từng máy A, B theo logic vừa tạo; giao tiếp với người vận hành thông qua bàn phím để thực hiện các chức năng thiết lập tham số; và giao tiếp với máy tính qua cổng  RS232 để gửi các thông tin về tình trạng hoạt động của từng máy cũng như nhận lệnh điều khiển từ nhân viên vận hành (tức thời hoặc lập trình trước)… Bằng công cụ kết nối qua đường truyền Internet, những thông tin về tình trạng hoạt động của các máy A, B đang được lưu ở bộ nhớ của máy tính trạm (local PC) có thể được duyệt bởi một máy tính từ xa (remote PC) như thể hiện trên hình 2.

Các thành phần phụ trợ khác như bàn phím, rơ-le, màn hình LCD được kết nối với chip vi điều khiển theo sơ đồ hình 2. 

3 - Đặc tính kỹ thuật

  • Chế độ hoạt động: 24/24h
  • Nguồn nuôi: 220V/ 1ph/ 50Hz, 1W
  • Kích thước (dự tính): Ngang x Cao x Sâu = 80mm x 40mm x 100mm
  • Trọng lượng (dự tính): 200 gr
  • Chức năng thay đổi Ton (chung cho cả 2 máy A, B)
  • Chức năng thay đổi Toff  (chung cho cả 2 máy A, B)
  • Chức năng bảo vệ máy nén do đóng/cắt quá nhiều lần
  • Giao tiếp với máy tính qua cổng RS232

4. Những ưu điểm của hệ thống khi hoạt động với bộ điều khiển luân phiên

Với những ứng dụng đòi hỏi thiết bị phải phục vụ liên tục 24/24h, việc sử dụng 2 máy hoạt động luân phiên (khi máy này chạy, máy kia làm dự phòng và ngược lại) là việc bắt buộc. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần sử dụng thêm 1 máy có năng suất bằng đúng năng suất của máy chính để làm dự phòng thì hệ thống sẽ gặp phải những bất cập sau đây:

     Về nguyên tắc, chu kỳ hoạt động của từng máy sẽ do bộ điều khiển nhiệt độ quyết định. Trong trường hợp 2 máy tương đương về mức độ dự phòng, nhiệt độ đặt của 2 máy phải như nhau (nếu khác nhau, máy có nhiệt độ đặt cao hơn sẽ hoạt động ít hơn và xem như là dự phòng của máy còn lại), 2 máy sẽ đóng/ cắt gần như đồng thời. Khả năng “luân phiên” theo nghĩa tại 1 thời điểm chỉ có 1 máy hoạt động hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên (mỗi máy đều có 1 vùng nhiệt độ mà trạng thái chạy hoặc dừng không xác định, tuỳ thuộc vào trước khi chuyển vào vùng nhiệt độ đó, máy đang chạy hay dừng) và rất hiếm khi xảy ra.

      Do 2 máy luôn phải hoạt động đồng thời, năng suất lạnh cung lớn hơn rất nhiều so với cầu, dẫn đến tần suất đóng/ cắt của từng máy cao và một số linh kiện như khởi động từ, máy nén… rất dễ bị sự cố.

Nếu các máy ĐHKK thuộc loại Inverter (tiết kiệm năng lượng và đạt độ ổn định về nhiệt độ cao hơn loại không Inverter), điều chỉnh năng suất lạnh bằng cách thay đổi tốc độ quay của máy nén, mỗi máy sẽ phải hoạt động liên tục ở mức công suất tương đối thấp (30-40% tuỳ thiết kế). Trong trường hợp này, tính “luân phiên” để đảm bảo tuổi thọ máy hoàn toàn không đạt được và hiệu suất sử dụng điện năng của hệ thống cũng rất thấp (hiệu suất của máy đạt tối ưu ở mức công suất trên 70%).

Việc sử dụng bộ điều khiển luân phiên sẽ khắc phục được hết những vấn đề nêu trên, cụ thể là:

  • Giảm được tần suất đóng/cắt máy nén do tại một thời điểm chỉ có 1 máy A hoặc B hoạt động. Điều này dẫn đến tăng độ bền máy và tiết kiệm năng lượng (hiệu suất máy lúc khởi động thấp hơn lúc chạy ổn định rất nhiều).
  • Nếu được kết hợp với các máy ĐHKK loại Inverter, hệ thống sẽ hoàn hảo hơn vì khi đó máy nén sẽ được điều chỉnh để hoạt động liên tục ở tốc độ (tương ứng với năng suất lạnh) phù hợp với mức tải của không gian cần điều hoà. Do chỉ có 1 máy A hoặc B chạy nên mức tải của các máy ĐHKK Inverter này luôn đạt khoảng 70% - 80% mức cực đại (tuỳ thiết kế) và điều này cũng làm giảm chi phí điện năng.

Ngoài ra, bộ điều khiển luân phiên với những tính năng như thiết kế còn mang lại những ưu điểm sau:

      Quan sát và ghi được thời gian mỗi máy đã phục vụ cũng như máy kia sắp phải phục vụ trong từng chu kỳ luân phiên. Những thông tin này giúp công việc bảo trì, bão dưỡng hoặc xử lý sự cố thuận lợi hơn.

Có thể tính được số giờ mỗi máy đã hoạt động để từ đó lập kế hoạch chuẩn bị vật tư, phụ kiện thay thế.

     Tính năng kết nối với mạng Internet giúp trung tâm vận hành có thể cùng lúc theo dõi hoạt động của nhiều trạm. Qua đó, trung tâm vận hành sẽ nhận biết và đưa ra cảnh báo cũng như phương án xử lý sự cố kịp thời, trước khi hệ thống báo quá nhiệt của các máy được phục vụ đưa ra tín hiệu cảnh báo.

 

Công ty TNHH đầu tư và phát triển ACVISA Việt Nam chuyên cung cấp và lắp đặt bộ điều khiển luân phiên điều hòa không khí.

Mọi chi tiết xin, vui lòng liên hệ anh Nguyễn Văn Dương

Điện thoại: 0907.357.159 – 04.62596896

Email: duongacvisa@gmail.com

Bài viết khác

PHÂN LOẠI MÁY NÉN TRONG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH

PHÂN LOẠI MÁY NÉN TRONG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH

17/09/2016 22:40:37 PM 5842

Thị trường ngành nhiệt lạnh hiện nay có rất nhiều loại máy nén, chúng tối xin giới thiệu tới quý vị một số loại máy nén với ưu điểm và khuyết điểm của từng loại , kèm theo Video mô phỏng về hình ảnh và cấu tạo của chúng

BẢNG ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM Daikin VRV III (Intelligent Controller)

BẢNG ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM Daikin VRV III (Intelligent Controller)

17/09/2016 22:34:25 PM 5733

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Bộ điều khiển máy lạnh trung tâm daikin VRV III (I-touch Controller) Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Itouch contronller hôm nay tôi chia sẻ tài liệu hướng dẫn lắp đặt cài đặt và sử dụng bộ điều khiển trung tâm I-Touch Contronllercủa hệ thống Daikin VRV III.Tài liệu mô tả chi tiết nguyên lý, cách thức hoạt động và cài đặt thông số dàn lạnh, dàn nóng,nhiệt độ hay cài đặt đếm điện cho toàn bộ hệ thống.

Bộ chia gas VRV, Daikin, Midea, ToshiBa, Panasonic, Sanyo

Bộ chia gas VRV, Daikin, Midea, ToshiBa, Panasonic, Sanyo

17/09/2016 22:22:23 PM 4047

Công ty TNHH đầu tư và phát triển ACVISA Việt Nam trân trọng gửi tới quý khách hàng Bảng báo giá và hình ảnh Bộ chia gas VRV của các hãng điều hòa có mặt tại Việt Nam

Yêu cầu kỹ thuật và vật liệu thi công hệ thống VRV-VRF

Yêu cầu kỹ thuật và vật liệu thi công hệ thống VRV-VRF

17/09/2016 22:20:04 PM 8548

Quy cách đường ống: Lựa chọn theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn của thiết bị mà nhà thầu lựa chọn đưa vào sử dụng cho công trình. Ống đồng phải được cách nhiệt cả đường đi và đường về riêng biệt, sau đó tất cả được quấn lại bằng nylon cách ẩm.

0972625896
icon zalo